Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

PHẦN IV : CÔNG DỤNG CỦA DÂM DƯƠNG HOẮC TRONG VƯƠNG DƯỢC

I). Dâm Dương Hoắc là gì ?


Dâm dươnghoắc , tên thường gọi là Epimedium (Tên Latin là Herba Epimedii; tên tiếng Hoa: yin yang huo- 仙灵脾/淫羊藿) là cây thân thảo, cao khoảng 0.5 - 0.8m có hoa, cuống dài. Cây này có nhiều loài khác nhau như Dâm dương hoắc lá to (Epimedium macranthum Morr et Decne), Dâm dương hoắc lá hình tim (Epimedium brevicornu Maxim), Dâm dương hoắc tá mác (Epimedium sagittum(Sieb et Zucc) Maxim), tất cả các loại trên đều được sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng bổ thận tráng dương giành cho nam giới. Tương truyền cây này trước đây được người dân cho dê đực ăn, thì sau đó dê đực có khả năng giao phối với dê cái rất nhiều lần trong ngày, từ đó cây được đặt tên là Dâm dương hoắc.
Dâm dương hoắc phân bố chủ yếu ở miền rừng núi và có rất nhiều ở Trung Quốc, đây là cây thích hợp mọc ở vùng có khí hậu ôn đới. Ở Việt Nam, cây này xuất hiện tại các vùng núi cao biên giới giáp ranh với Trung Quốc, đặc biệt là ở Sapa.
Thành phần hóa học chủ yếu gồm: icariin; Benzen; Linoleic acid; Tannin; Oleic acid; Vitamin E; Acid palmitic; Flavonoids; Sterols.  

Từ lâu người dân Trung Quốc đã sử dụng Dâm dương hoắc để làm giảm căng thẳng và mệt mỏi cho nam giới, họ thường dùng 100-200g nước sắc (10 lần liều lâm sàng hiện đại thông thường) của Dâm dương hoắc với rượu vang đỏ và mực để giúp cơ thể đỡ mệt mỏi và thiếu sức. Ngoài ra, dịch chiết  Dâm dương hoắc còn có tác dụng kích dục mạnh.
Dâm dương hoắc có vị cay ngọt, tính bình (Dược tính luận) đi vào kinh can, thận (Trấn an Bản thảo, Trung dược học).

II). Công dụng của Dâm dương hoắc theo YHCT:

Theo YHC, Dâm dương hoắc có tác dụng bổ thận tráng dương, khu phong trừ thấp. Chủ trị các chứng liệt dương, vô sinh, phong hàn thấp tý, bán thân bất toại.
-   Sách Bản kinh: "chủ âm nuy tuyệt thương, cân trung thống, lợi tiểu tiện, ích khí lực, cường chí ".
-   Sách Nhật hoa tử bản thảo: "trị phong lãnh lão khí, bổ yêu tất cường tâm lực, trượng phu tuyệt dương bất khởi, nữ nhân tuyệt âm vô tử, gân cốt rung giật, chân tay tê dại."
Một số bài thuốc có dâm dương hoắc:
·    -        Ấm thận tráng dương: Trong trường hợp thận dương suy kém, lưng đau, liệt dương, đái dắt, không nhịn được, dùng rượu thuốc Dâm dương hoắc gồmDâm dương hoắc 1.000g, rượu trắng 10 lít. Ngâm trong 1 tháng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Trị liệt dương, bán thân bất toại. Hoặc dùng thịt dê hầm Dâm dương hoắc: Dâm dương hoắc 25g, thịt dê 200g. Cho chút rượu khuấy trộn đều, thêm muối hầm chín nhừ, thêm gừng, hành, gia vị ăn. Dùng cho các trường hợp nam giới thiểu năng sinh dục, tinh trùng ít, hoạt lực kém, liệt dương di tinh; người cao tuổi có thể suy nhược đau lưng mỏi gối, yếu tay chân.
·    -       Trừ thấp giảm đau: Đau các khớp xương do phong thấp hoặc hàn thấp, chân tay co quắp tê cứng: Dâm dương hoắc 20g, uy linh tiên 12g, thương nhĩ tử 8g, quế chi 8g, xuyên khung 8g. Sắc uống. Ngoài ra có thể dùng rượu Dâm dương hoắc huyết đằng: Dâm dương hoắc 30g, ba kích 30g, kê huyết đằng 30g, rượu 1.000ml, đường phèn 60g, ngâm sau 7 ngày thì dùng. Dùng cho các trường hợp phong thấp đau nhức xương khớp, đau lưng, đau mỏi toàn thân.
·   -          Chữa viêm phế quản, hen suyễn: Dâm dương hoắc tán mịn 6g. Uống với nước sắc Dâm dương hoắc 20g. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản mạn tính, hen suyễn dài ngày.
·   -          Phụ nữ tiền mãn kinh, lo âu: Dâm dương hoắc 15g, bách hợp 15g, tiểu mạch 30g, đại táo 20g, cam thảo 6g. Sắc uống trong ngày. Dùng cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh, đau lưng, mỏi mệt, hốt hoảng, lo âu.

Kiêng kỵ: Người âm hư hoả vương, chứng liệt dương do thấp nhiệt thì không được dùng.

                                                 Hoa Dâm dương hoắc.

III). Công dụng của Dâm dương hoắc theo y học hiện đại:
Bẳng các kỹ thuật phân tích hiện đại, trên mô hình thực nghiệm và lâm sàng, nhiều nhiều nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh Dâm dương hoắc có những công dụng sau:
·    -    Thuốc có tác dụng như kích tố nam, cho uống cao Dâm dương hoắc có kích thích xuất tinh (tác dụng của lá và rễ mạnh, còn quả yếu hơn, thân cây kém).
·                                 Có tác dụng hạ áp, tăng lưu lượng máu của động mạch vành, dãn mạch ngoại vi, tăng lưu lượng máu đầu chi, cải thiện vi tuần hoàn, làm dãn mạch máu não, tăng lưu lượng máu ở não.
      -    Có tác dụng hạ lipid huyết và đường huyết.
·    -   Tác dụng kháng virus: nước sắc của thuốc có tác dụng ức chế mạnh virus bại liệt các loại I, II, III và sabin I ( theo bài: Tác dụng của Trung dược đối với virus đường ruột và virus bại liệt đăng trên Tạp chí Trung hoa y học, 50(8):521-524, 1964).
·    -    Dùng lượng ít thuốc có tác dụng lợi tiểu, lượng nhiều chống lợi tiểu.
·                                 Thuốc có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể và tác dụng song phương điều tiết.
·    -    Có tác dụng giảm ho hóa đờm, bình suyễn và an thần rõ rệt.
·    -    Có tác dụng kháng khuẩn chống viêm: tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn trắng, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, dung dịch 1%, có tác dụng ức chế trực khuẩn lao. Cho thỏ uống thuốc với nồng độ 15mg/kg cân nặng, nhận thấy thuốc có tác dụng kháng histamin.
·    -    Dịch tiêm Dâm dương hoắc in vitro có tác dụng làm tăng trưởng xương đùi của phôi gà.

Tóm tắt công dụng thường dùng của cây Dâm dương hoắc:
Theo y học cổ truyền và y học hiện đại tổng kết qua quá trình sử dụng và thí nghiệm đã tổng kết Dâm dương hoắc có những công dụng sau:
·                                 Tiếp thêm sinh lực thận và tăng cường dương đồng thời thúc đẩy khí .
·                                 Phù hợp sử dụng cho những người dương suy, thận yếu, biểu hiện như bất lực, xơ gan, khí thải , đái dầm , bịnh đi đái rắt thường xuyên, đau nhức của thắt lưng và đầu gối, vô sinh.
·                                 Mạnh gân và xương, và trục hàn : hội chứng đau khớp, tê chân tay , co thắt cơ bắp và tê tứ chi, tê liệt trẻ con, và đau khớp.
·                                 Loại bỏ đờm và giảm ho và hen suyễn mãn tính đặc biệt là các triệu chứng ho và bệnh suyễn (bao gồm cả bệnh hen suyễn lão khoa).
Đọc thêm :
Trong các loài động vật, dê được xếp ở tốp đứng đầu trong chuyện ấy. Ngoài bản năng tự nhiên sức mạnh tình dục của họ nhà dê đến từ chính loại thức ăn ưa thích của chúng.




Đó là loài cây thân thảo có cái tên cũng rất hàm ý – dâm dương hoắc. Loại thảo dược này đã được con người học theo và những thử nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng, nó mang lại hiệu quả đáng kể.

“Viagra thiên nhiên”

Cái tên “dâm dương hoắc” xuất phát từ một truyền thuyết hết sức thú vị của người Trung Hoa. Theo truyền thuyết, một ông lão ở vùng rừng núi sống bằng nghề chăn cừu và dê là người đầu tiên phát hiện ra công dụng đặc biệt của loài thảo dược này. Chẳng là, hàng ngày ông lão quan sát và thấy những chú dê đực sinh hoạt tình dục rất khoẻ. Một con dê đực có thể quan hệ với hàng chục con dê cái trong đàn liên tục mà không thấy dấu hiệu mệt mỏi. Ban đầu, ông lão chỉ nghĩ đơn giản đó là bản năng mà trời phú cho loài dê để chúng thuận lợi trong việc sinh sản cho cuộc sống bầy đàn. Tuy nhiên, lâu ngày theo đàn dê lên núi, ông lão đã phát hiện ra một bí mật thú vị liên quan đến đời sống tình dục mạnh mẽ của loài động vật này. Thông thường, sau khi ăn loại lá cây có hình trái tim đó, những con dê đực trở lên hưng phấn cực độ, chúng “tấn công” những con cái mạnh bạo như vừa được tiếp thêm thuốc tăng lực vậy.

Phát hiện ra bí mật này, ông lão liền mang thứ lá cây mà những chú dê hay ăn về nhà sắc nước uống để thử nghiệm tác dụng. Điều làm ông ngạc nhiên là sau khi uống nước vào ông thấy những cơn mệt mỏi tan biến rất nhanh, tinh thần và cơ thể mình đều trở lại mạnh khoẻ, thoái mái. Từ đó, “viagra của dê” nhanh chóng được lan truyền trong dân gian với tác dụng làm giảm căng thẳng và mệt mỏi cho nam giới. Người ta cũng đặt cho loại thảo dược này những cái tên liên quan đến loài dê như: “Cây cỏ dê”, “Dâm dương hoắc”… Trong thời phong kiến Trung Hoa, các danh y đã từng sử dụng loại cỏ này làm dược liệu để điều trị các chứng yếu sinh lý cho hoàng đế, đặc biệt là hiện tượng rối loạn cương dương. Người dân Trung Quốc từ lâu đã dùng một bài thuốc được phổ biến rộng rãi trong dân gian để xua tan mệt mỏi, tăng cường sinh lực. Nó được chế từ nước sắc lá dâm dương hoắc pha với rượu vang đỏ và mực. Ngày nay, nhiều công ty dược đã chế biến dâm dương hoắc thành một loại thuốc có tác dụng như viagra và gọi đó là “viagra thiên nhiên”.
Về mặt thực vật, dâm dương hoắc là loài cây thân thảo có tên khoa học là epimedium, thuộc họ hoàng liên gai (Berberidaceae), cao khoảng 0,5 – 0,8m, có hoa, cuống dài. Chúng có tất cả 15 loài. Loại cây này phân bố chủ yếu ở miền rừng núi và thích hợp với khí hậu ôn đới. Trung Quốc là thiên đường của loại thảo dược này. Ở Việt Nam, chúng xuất hiện tại các vùng núi cao biên giới giáp ranh với Trung Quốc, đặc biệt là ở các tỉnh Sa Pa, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang… Các loài dâm dương hoắc ở Việt Nam thường thấy là: Dâm dương hoắc lá to, Dâm dương hoắc lá hình tim, Dâm dương hoắc lá mác…. Tất cả các loại đều đã được sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng bổ thận tráng dương.Quý ông ưa dùng

Theo y học cổ truyền, dâm dương hoắc có vị cay, tính ôn, đi vào hai kinh (can và thận), có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, ích tinh... Về sau này, y học hiện đại cũng ghi nhận, trong dâm dương hoắc có chứa hàm lượng L-Arginine rất cao (L-Arginine là chất kích thích sản xuất hormone tăng trưởng, tăng cường sinh dục, thiếu chất này sẽ làm ảnh hưởng đến sự ham muốn). Sau nhiều nghiên cứu, người ta chiết xuất được trong lá dâm dương hoắc những nhóm chất có tác dụng làm tăng lưu lượng máu và cải thiện chức năng tình dục bao gồm: alcaloid, flavonoid và saponosid, phytosterol, tinh dầu, acid béo, vitamin E. Dịch chiết dâm dương hoắc có tác dụng tương tự estrogen gây hưng phấn và tăng tiết tinh dịch, giúp hạ huyết áp, hạ đường huyết, ức chế một số vi khuẩn liên cầu, phế cầu, tụ cầu. Chính vì vậy, nhiều nam giới sử dụng dâm dương hoắc nhằm mục đích giúp cải thiện các hiện tượng rối loạn cương dương và xuất tinh ngoài ý muốn. Nó cũng được dùng để kích thích ham muốn tình dục cho những người bình thường.

Theo lương y Đặng Thị Lâm, nhà thuốc đông y gia truyền Long Lâm (Đông Ngạc, Từ liêm, Hà Nội), dâm dương hoắc vị cay ngọt, tính ấm, có công dụng làm ấm tạng thận và khỏe dương khí, làm mạnh gân xương và khứ phong trừ thấp. “Dâm dương hoắc là vị thuốc bổ dương nổi tiếng của y học cổ truyền. Dâm dương hoắc có thể chữa các chứng bệnh như: liệt dương, di tinh, tinh lạnh, muộn con, lưng đau gối mỏi, gân cốt co rút, bán thân bất toại, tay chân yếu lạnh, phong thấp, tiểu tiện bất cấm… Tuy nhiên, dâm dương hoắc cũng có những tác dụng phụ. Một vài loài dâm dương hoắc nếu sử dụng trong một khoảng thời gian dài hoặc với liều lượng cao có thể gây chóng mặt, nôn, khô miệng, khát nước, và chảy máu cam. Nếu ngộ độc dâm dương hoắc có thể gây ra co thắt và khó thở nặng. Chính vì vậy người dùng nên sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc và không nên lạm dụng”, lương y Đặng Thị Lâm cho biết.

Ở Việt Nam, dâm dương hoắc cũng đã được dân gian sử dụng từ lâu cho cả nam lẫn nữ từ lâu dưới hình thức ngâm rượu. Cánh mày râu thường uống rượu dâm dương hoắc với mong muốn cải thiện bản lĩnh đàn ông. Để tăng tính hiệu quả và tùy theo bệnh, người ta thường ngâm dâm dương hoắc với một số vị thuốc như tiên mao, ba kích, nhục thung dung, tử thạch anh, uy linh tiên, cao lương khương, sinh khương... Dâm dương hoắc phối hợp với tiên mao, ba kích và nhục thung dung sẽ giúp nâng cao khả năng bổ thận tráng dương, tăng cường năng lực tình dục, phòng chống liệt dương và di mộng tinh. Phối hợp với tử thạch anh để làm ấm tử cung, phòng chống tích cực các chứng bệnh ở phụ nữ như thống kinh, bế kinh, băng huyết, rong kinh, khó thụ thai do thận dương hư suy. Phối hợp với uy linh tiên để tăng cường khả năng khu phong trừ thấp, phòng chống hữu hiệu bệnh lý viêm khớp do hư lạnh…

Tuy nhiên, không phải cứ mua lá rồi ngâm với rượu là sử dụng được mà phải biết chế biến. Theo các chuyên gia, để tăng công hiệu nên sao lá dâm dương hoắc với mỡ dê, muối hoặc rượu, bơ... trước khi ngâm. Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hướng dẫn cách ngâm rượu dâm dương hoắc như sau: “Trước khi ngâm rượu phải tiến hành bào chế dâm dương hoắc. Theo cổ nhân, có thể dùng dưới dạng sống hoặc sao, nhưng tốt nhất là nên dùng dạng sao. Có năm cách sao: Sao với mỡ dê, sao với muối, sao với rượu, sao với bơ và sao thường (không sao cùng chất gì). Sau khi sao thì tiến hành ngâm. Thông thường, cứ 500g dâm dương hoắc thì cần 5 lít rượu gạo loại một. Ðây là công thức cổ nhân thường dùng, được ghi trong y thư cổ có tên “Thọ thế bảo nguyên”. Tốt nhất là chọn loại bình gốm miệng hẹp, lòng rộng để ngâm. Mùa xuân và mùa hạ sau 3 ngày, mùa thu và mùa đông sau 5 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần từ 15-20ml. Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng được rượu dâm dương hoắc. Những người thể chất âm hư hoặc đang mắc các bệnh lý thuộc thể âm hư không nên dùng. Bệnh cảnh âm hư được biểu hiện bằng các triệu chứng như: người gầy, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô họng khát, thích uống nước mát, trong ngực bồn chồn không yên...Nhìn chung, khi định sử dụng thảo dược này nên tham vấn các thầy thuốc trước”.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét