Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

PHÂN I : CÔNG DỤNG CỦA LỘC NHUNG CÓ TRONG VƯƠNG DƯỢC.

I). Lộc Nhung là gì?

Lộc nhung hay còn gọi là mê nhung, thông thường mọi người vẫn gọi là nhung hươu, nhung nai (cornu cervi parvum) là sừng non của con hươu đực mà gọi là lộc, hoặc của con nai gọi là mê được chế biến thành.
Lộc Nhung là phần sừng non chưa hóa cứng của con hươu, là bộ phận có thể tái tạo hoàn toàn mỗi năm vào thời kỳ ghép đôi. Lộc Nhung cũng là nơi tập trung nhiều chất bổ dưỡng nhất, là phần tinh túy nhất của con hươu.

Lộc Nhung là loại thuốc bổ dương và rất giàu dược tính nên còn được sử dụng trong trị liệu nhiều bệnh chứng đạt hiệu quả cao. Theo Đông y thì lộc nhung có vị mặn ngọt, tính ôn, quy vào các kinh can và thận.

Thành phần của lộc nhung chủ yếu là pantocrinum, calcium, magnesium, phosphore, rất ít estrone. Ngoài ra trong Lộc nhung có đến 25 loại Acid Amin, Calci Phosphat, Calci Carborat, chất keo, Oestrogen, Testosteron và 26 loại nguyên tố vi lượng như Cu, Fe, Zn, Mg, Cr, Br, Coban, Kiềm...



II). Dược tính của lộc nhung :

Hải Thượng Lãn Ông trong sách Dược phẩm vận yếu đã viết: ''Lộc nhung dùng bổ tinh huyết nguyên dương nhanh hơn, chủ về tiểu tiện đi luôn mà lợi, tinh tiết, đi tiểu ra huyết, đau lưng, chân và đầu gối thiếu sức lực, mộng tinh, di tinh.
Có tác dụng làm đầy tinh huyết, mạnh nguyên dương, nhuận phế kim, rất bổ cho người gầy yếu, cứng gân, chứng hư lao, phụ nữ băng huyết, rong huyết. Bởi tính con hươu đa dâm nên chuyên chủ về tráng dương bổ thận. Lại nói: trị chứng xích bạch đới, tan lâm lậu đá sỏi, ung độc sưng đau, nhiệt trong xương sinh âm hư, là vị thuốc cốt yếu để bổ huyết cũ sinh huyết mới".
Theo Ðông y, lộc nhung có vị ngọt, tính ôn, vào các kinh can, thận, tâm và tâm bào, được dùng trong mọi trường hợp hư tổn của cơ thể, nam giới hư lao, tinh kém, hoa mắt, hoạt tinh; nữ giới băng lậu, đới hạ.
Ở Nga, người ta đã chiết xuất một chất nội tiết gọi là "lộc nhung tinh" Pantocrin, chế ra Pantocrin dạng dung dịch nước 30-50ml trong 1 chai hoặc thuốc tiêm vào ống 1ml.


III). Công Dụng Của Lộc Nhung:
1. Đối với Nam Giới:
Nhung hươu giúp bổ thận, tráng dương, ích khí cường, điều trị vô sinh hiếm muộn, sinh lý yếu, liệt dương, mạnh gân xương, ích, Giảm stress, an thần, phục hồi cơ thể sau phẩu thuật và xạ trị, chơi thể thao và vận động quá sức, giảm viêm, mau lành vết thương…
2. Đối với Nữ Giới:
Nhung hươu giúp lợi huyết, điều hoà kinh nguyệt, chắc xương, giảm thiểu tình trạng nứt xương, co rút chân tay, làm căng da, hồng da, làm chậm quá trình lão hoá, điều huyết giúp cơ thể luôn cân đối và tươi trẻ.
3. Đối với người già:
Nhung hươu giúp bôi trơn các khớp xương và làm mạnh gân, Làm chậm quá trình lão hóa các tế bào, Chữa chứng bệnh khó ngủ ở người cao tuổi, tác dụng chữa lành vết thương khi người già bất cẩn làm bản thân bị thương…
4. Đối với Trẻ em chậm lớn :
Nhung hươu giúp gia tăng sự phát triển ở trẻ chậm lền thóp, chậm lớn, chậm mọc răng, chậm biết đi, Giúp trẻ tăng cân tự nhiên, phát triển cơ thể và trí tuệ, Lọc máu, lọc cặn giúp giảm thiểu sự béo phì, bệnh tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch…
5. Đối Với Người Đang Mắc Các Chứng Bệnh:
Nhung hươu hổ trợ điều trị các chứng bệnh: sinh lý yếu, ung thư, tiểu đường, thiếu máu, gút, vô sinh hiếm muộn, còi xương, tim mạch, thấp khớp…
6. Tác Dụng Đối Với Tim Mạch:
Theo loại nhung của Tây bá lợi á, lấy ra chất ‘Lộc Nhung Tinh’ (pantocrinum), dùng liều cao có thể làm hạ huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành của tim chuột lớn cô lập, tim co bóp mạnh hơn, nhịp tim chậm lại, làm cường tim. Trên thực nghiệm còn thấy có tác dụng phòng trị nhịp tim không đều, tăng nhanh sự hồi phục huyết áp thấp do mất máu cấp (Trung Dược Đại Từ Điển).

7. Tác Dụng Cường Tráng:
Lộc nhung tinh có tác dụng như kích thích tố sinh dục, làm tăng nhanh thể trọng và chiều cao của chuột bạch thí nghiệm và tử cung của chuột cái phát triển, tăng nhanh sự hồi phục của xương và làm vết thương chóng lành (Trung Dược Đại Từ Điển).

8. Tác Dụng Chống Loét:
Chất Polysacaride của Lộc nhung có tác dụng chống loét rõ đối với mô hình gây loét bằng Acid Acetic hoặc thắt môn vị (Trung Dược Đại Từ Điển).

9. Tác Dụng Tổng Thể:
Lộc nhung tinh có tác dụng cường tráng, chống mỏi mệt, nâng cao hiệu quả công tác, cải thiện giấc ngủ, kích thích tiêu hóa, cải thiện trạng thái suy dinh dưỡng và rối lọan chuyển hóa đạm, cải thiện trạng thái chuyển hóa năng lượng thấp, làm cho chuột chịu đựng tốt hơn ở môi trường nhiệt độ cao hoặc nhạt độ thấp. Nâng cao tính miễn dịch của cơ thể, làm tăng hồng cầu, huyết sắc tố và sự tăng sinh của tế bào lưới hồng cầu, tăng bạch cầu (Trung Dược Học).
10. Tác dụng dược lý:
Báo Y Học Liên Xô tháng 2-1954, Rexetnikova A.D giới thiệu tác dụng của Lộc nhung như sau:

- Lộc nhung có tác dụng tốt đối với toàn thân, nâng cao năng lượng công tác, giúp ăn ngủ ngon, bớt mệt mỏi, làm nhanh lành các vết thương, tăng sức lợi niệu, tăng nhu động ruột và bao tử, ảnh hưởng tốt đến việc chuyển hóa các chất Protid và Glucid.
11. Tác dụng chủ trị:

- Ích khí, cường khí, sinh xỉ, bất lão, Chủ lậu hạ ác huyết, hàn nhiệt kinh giản (Bản kinh).

- Dưỡng cốt, an thai, uống lâu kéo dài tuổi thọ.Trị hư lao, sốt rét, gầy ốm, tay chân đau, lưng và thắt lưng đau, tiết tinh, huyết suy, bụng có bướu máu, tán sỏi đường tiểu, ung nhọt, nóng trong xương (Danh Y Biệt Lục).

- Bổ cho nam giới bị lưng lạnh, chân và gối không có sức, mộng tinh, tiết tinh, phụ nữ bị băng trung lậu huyết [nướng lên uống với rượu, lúc đói] (Dược Tính Luận).

- Bổ hư, tráng gân cốt, phá ứ huyết, an thai, hạ khí [nướng với dấm để dùng] (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

- Sinh tinh, bổ tủy, dưỡng huyết, ích dương, làm mạnh gân xương. Trị hư tổn, tai ù, mắt mờ, chóng mặt, hư lỵ... Toàn thân con hươu đều bổ dưỡng cho con người (Bản Thảo Cương Mục).

- Trị trẻ nhỏ bị đậu trắng nhạt, nước đậu không vỡ, tiêu chảy, người gìa Tỳ Vị hư hàn, mệnh môn không có hỏa hoặc ăn uống thất thường (Bản Thảo Sơ Yếu).

- Tráng nguyên dương, bổ khí huyết, ích tinh tủy, cường gân cốt. Trị hư lao, gầy ốm, tinh thần mê muội, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, lưng gối đau, liệt dương, hoạt tinh, tử cung hư lạnh, băng lậu, đái hạ (Trung Dược Đại Từ Điển).





IV). Một số cách sử dụng nhung hươu thông thường :
Bột nhung hươu: Tán nhỏ nhung hươu thành bột, mỗi ngày uống từ 1-3g, chia 3 lần, chiêu với nước ấm. Cách này có thể dùng cho mọi lứa tuổi.
Rượu nhung tươi: Lấy 20g nhung hươu thái lát ngâm vào 500ml rượu ngon, để trong 14 ngày là uống được. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê, ngày uống 1-2 lần vào trước bữa ăn làm khai vị. Hết lại làm tiếp uống. Cách này chỉ phù hợp với người lớn và có thể uống rượu được.

Rượu nhung hươu sơn dược: Nhung huou 30g, bỏ lông thái lát, bột sơn dược 30g, bỏ vào túi vải buộc lại thả vào bình rượu cùng lộc nhung. Để 7 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 3 thìa canh. Chữa liệt dương, người già đái đêm.
Rượu nhung hươu, trùng thảo: Nhung hươu 20g, đông trùng hạ thảo 90g, rượu ngon (40-50 độ) 1.500ml (một lít rưỡi). Các vị trên thái nhỏ cho vào bình rượu để trong 10 ngày gạn lấy rượu uống, ngày uống 20-30ml, dùng cho người đau lưng, mỏi gối, sợ lạnh, liệt dương... do thận dương hư suy, tinh huyết khuyết tổn sinh bệnh.
Trứng gà hấp nhung hươu: Lấy bột nhung hươu 0,5-1g, trứng gà 1 quả, cho bột nhung hươu vào trong trứng gà hấp chín, hằng ngày ăn vào buổi sáng sớm lúc bụng đói, cần ăn  15-20 ngày liền.
Cách này tiện lợi cho trẻ con và người không biết uống rượu. Món này thích hợp sử dụng cho người huyết áp thấp, thể chất hư nhược, gầy gò, sợ lạnh, chân tay lanh, liệt dương, đái đêm...
Tốt nhất, trước khi sử dụng nhung hươu cần được sự tư vấn và giúp đỡ của bác sỹ để lựa chọn sản phẩm, tham khảo sự phù hợp với từng người bệnh, hoàn cảnh.
Nhung hươu ngâm rượu: Rượu nhung hươu  có nhiều công dụng quý như bổ toàn thân, trị suy nhược cơ thể, bổ thần kinh và sinh dục, tăng sức và trí nhớ… Người có bệnh thì dùng chữa bệnh, người không có bệnh thì giúp bồi bổ, ngăn ngừa bệnh tật. Đặc biệt rất tốt cho những người mắc chứng bất lực, khó thụ thai do chất lượng và số lượng tinh trùng suy giảm, giảm sút ham muốn và khoái cảm tình dục.
Rượu này có tác dụng rất tốt đối với việc khôi phục sức khỏe phụ nữ, điều dưỡng khí huyết. Rượu nhung hươu vừa bổ dương lại vừa dưỡng âm, có thể sử dụng rộng rãi cho mọi đối tượng.
Nhung Hươu nấu cháo:Cháo nhung hươu có công dụng: Ích nguyên khí, bổ ngũ tạng. Thích hợp với người già yếu, có các chứng suy yếu khí huyết và tân dịch như ngũ tạng suy nhược, mỏi mệt hư tổn, ăn uống không ngon miệng, mất ngủ, hay quên, hoạt động sinh dục suy yếu…
ông y cũng cho rằng lộc nhung là thuốc bổ thận dương, ích tinh huyết, cường cân, kiện cốt. Chủ trị các chứng liệt dương do thận hư, vô sinh nam nữ, chứng huyết hư băng lậu huyết trắng nhiều, gân xương yếu, gãy xương lâu ngày khó khỏi.... Chữa chứng thận dương bất túc, tinh khí hao tổn, gây nên liệt dương, di tinh, hoạt tinh, tảo tiết, lưng đau gối mỏi, váng đầu ù tai...

Tổng Kết
Với hàm lượng dược liệu quý là Lộc Nhung hàm lượng cao được chiết xuất, cô đọng trong sản phẩm Vương Dược giúp cho quý khách bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, ích tinh huyết, cường cân, kiện cốt. Khắc phục, hỗ trợ điều trị các chứng liệt dương do thận hư, vô sinh nam nữ, chứng huyết hư băng lậu huyết trắng nhiều, gân xương yếu, gãy xương lâu ngày khó khỏi...chứng thận dương bất túc, tinh khí hao tổn, gây nên liệt dương, di tinh, hoạt tinh, tảo tiết, lưng đau gối mỏi, váng đầu ù tai.



Mọi thắc mắc, cần tư vấn quý khách vui lòng liên hệ : 0965.929.547 để được giải đáp 24h/24h.

PHẦN II : CÔNG DỤNG CỦA NHÂN SÂM TRONG VƯƠNG DƯỢC.

I). Nhân sâm là gì ?
Từ xa xưa, nhân sâm đã được sử dụng như là phương thuốc thần hiệu trị bách bệnh và đứng hàng đầu trong bốn vị thuốc bổ của Đông y.
Sâm là vị thuốc đứng đầu trong “tứ đại thuốc quý”của Y học cổ truyền là Sâm-Nhung-Quế-Phụ.Tên gọi nhân sâm để chỉ cây thân thảo, có rể củ giống hình người được sử dụng làm thuốc từ lâu ở các nước châu Á thuộc nhiều chi họ khác nhau,chủ yếu các loài thuộc chi sâm (Panax).
Theo lịch sử YHCT của Trung Quốc từ 3000 năm trước Công nguyên, Nhân sâm đã được nói đến như là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông. Nhân sâm có ở nhiều quốc gia khác nhau như: Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Vùng Viễn Đông Nga, Vùng Bắc Mỹ( Hoa Kỳ) nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Sâm Triều Tiên, Hàn Quốc.